Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

Khái quát về đặc điểm tình hình Đức Cơ























Huyện Đức Cơ được thành lập theo Quyết định số 315-HĐBT ngày 15-10-1991 của Hội đồng Bộ trưởng, trên cơ sở đất đai và dân số của 4 xã: Ia Krêl, Ia Dơk, Ia Kla, Ia Dom (nguyên thuộc huyện Chư Păh) và 4 xã: Ia Pnôn, Ia Nan, Ia Lang, Ia Kriêng (nguyên thuộc huyện Chư Prông).
Đức Cơ là một huyện phía tây của tỉnh Gia Lai. Huyện lỵ là thị trấn Chư Ty.
Diện tích: 723,12 Km2.
Dân số:    54.339 người (số liệu thống kê năm 2008).
Vị trí địa lý:
- Bắc giáp: huyện Ia Grai.
- Nam giáp: huyện Chư Prông.
- Đông giáp: huyện Chư Prông.
- Tây giáp: Cam Pu Chia.
Đơn vị hành chính cấp xã, trị trấn: 10 (1 thị trấn, 9 xã). 
                                                   - Thị trấn: Chư Ty.
- Các xã: Ia Din, Ia Dom, Ia Dơk, Ia Krêl, Ia Kriêng, Ia Kla, Ia Lang, Ia Nan, Ia Pnôn.
Tổng quan kinh tế - văn hoá - xã hội:
Trong giai đoạn từ năm 2005-2010, huyện Đức Cơ đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Cơ cấu kinh tế tiếp tục được chuyển dịch đúng hướng. Sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển khá nhanh; kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội được đầu tư khá toàn diện. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện. Quốc phòng - an ninh được giữ vững.  Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 12%; thu nhập bình quân đầu người 10,7 triệu đồng/năm (đạt 178% so với chỉ tiêu đề ra); thu ngân sách bình quân tăng 27,2%/năm (đạt 272%); tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm bình quân 5,44% (đạt 108%); 7 xã có bác sĩ (đạt 116%); tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm xuống còn 24,1% (đạt 124%)...Là huyện biên giới còn nhiều khó khăn nhưng Đức Cơ cũng có những lợi thế nhất định, trong đó điểm nhấn là Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh. Đây là trung tâm trong Tam giác phát triển của 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia. Tuy nhiên,  cơ sở hạ tầng của Khu Kinh tế Cửa khẩu đang được đầu tư xây dựng, chưa phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.  
Trong giai đoạn 2010 - 2015, vượt qua khó khăn, thách thức, huyện tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật để xây dựng Đức Cơ thành vùng kinh tế động lực phía Tây của tỉnh và trở thành đô thị loại IV trong chuỗi đô thị đã được quy hoạch trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia; kêu gọi, thu hút đầu tư vào Khu Kinh tế Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh trong Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh và bền vững.Tập trung mọi nguồn lực cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.


UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐỨC CƠ
Chủ tịch:        Võ Thanh Hùng
Phó Chủ tịch: - Nguyễn Hồng Lam
                      - Trịnh Văn Thành
                      - Siu Thil
VĂN PHÒNG UBND HUYỆN ĐỨC CƠ
Địa chỉ: thị trấn Chư Ty - huyện Đức Cơ - Gia Lai
Điện thoại: 059. 3846107
Fax: 059.3846428
Chánh Văn phòng:  Huỳnh Cân 
Phó Văn phòng:      -  Xuân Minh 
                               - Nguyễn Văn Tuyến

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

ảnh hoạt động phong trào



Hội trại huấn luyện kỹ năng cán  bộ đoàn, hội, Cuộc thi trò chơi lớn, bản thân tôi phải hóa thân nhập vai anh hùng Núp 


                      và đây là biểu tượng anh hùng Núp làm tượng đứng trên bục
Trên đây là một số hình ảnh hoạt  động của cá nhân năm 2012 khi đang còn công tác tại Pleiku.




Và một số hình ảnh hoạt động năm 2013 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao huyện Đức Cơ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

UBND huyện Đức Cơ

Huyện Đức Cơ được thành lập theo Quyết định số 315-HĐBT ngày 15-10-1991 của Hội đồng Bộ trưởng, trên cơ sở đất đai và dân số của 4 xã: Ia Krêl, Ia Dơk, Ia Kla, Ia Dom (nguyên thuộc huyện Chư Păh) và 4 xã: Ia Pnôn, Ia Nan, Ia Lang, Ia Kriêng (nguyên thuộc huyện Chư Prông).
Đức Cơ là một huyện phía tây của tỉnh Gia Lai. Huyện lỵ là thị trấn Chư Ty.
Diện tích: 723,12 Km2.
Dân số: 60.774 người (số liệu thống kê năm 2010).
Vị trí địa lý:
- Bắc giáp: huyện Ia Grai.
- Nam giáp: huyện Chư Prông.
- Đông giáp: huyện Chư Prông.
- Tây giáp: Cam Pu Chia.
Đơn vị hành chính cấp xã, trị trấn: 10 (1 thị trấn, 9 xã).
- Thị trấn: Chư Ty.
- Các xã: Ia Din, Ia Dom, Ia Dơk, Ia Krêl, Ia Kriêng, Ia Kla, Ia Lang, Ia Nan, Ia Pnôn.
Tổng quan kinh tế - văn hoá - xã hội:
Trong giai đoạn từ năm 2005-2010, huyện Đức Cơ đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Cơ cấu kinh tế tiếp tục được chuyển dịch đúng hướng. Sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển khá nhanh; kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội được đầu tư khá toàn diện. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện. Quốc phòng - an ninh được giữ vững. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 12%; thu nhập bình quân đầu người 10,7 triệu đồng/năm (đạt 178% so với chỉ tiêu đề ra); thu ngân sách bình quân tăng 27,2%/năm (đạt 272%); tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm bình quân 5,44% (đạt 108%); 7 xã có bác sĩ (đạt 116%); tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm xuống còn 24,1% (đạt 124%)...Là huyện biên giới còn nhiều khó khăn nhưng Đức Cơ cũng có những lợi thế nhất định, trong đó điểm nhấn là Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh. Đây là trung tâm trong Tam giác phát triển của 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng của Khu Kinh tế Cửa khẩu đang được đầu tư xây dựng, chưa phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Trong giai đoạn 2010 - 2015, vượt qua khó khăn, thách thức, huyện tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật để xây dựng Đức Cơ thành vùng kinh tế động lực phía Tây của tỉnh và trở thành đô thị loại IV trong chuỗi đô thị đã được quy hoạch trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia; kêu gọi, thu hút đầu tư vào Khu Kinh tế Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh trong Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh và bền vững.Tập trung mọi nguồn lực cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.